Thêm một hãng xe ô tô Hàn Quốc được lắp ráp tại Việt Nam.
KG Mobility, tên gọi mới của SsangYong, vừa ký hợp đồng xuất khẩu xe lắp ráp tại thị trường Việt Nam, với các mẫu xe tập trung ở phân khúc B-SUV, C-SUV và SUV 7 chỗ.
Sự trở lại của thương hiệu SsangYong dưới tên gọi mới
KG Mobility đã thông báo đã ký kết thỏa thuận với Kim Long Motors thuộc Futa Group (tập đoàn Phương Trang) vào cuối thăng 3 vừa qua với sự tham dự của ông Kwak Jae-seon và Jeong Yong-won - Chủ tịch và Giám đốc điều hành của KG Mobility, cùng ông Nguyễn Hữu Luận - Chủ tịch Tập đoàn Futa và ông Mai Phước Nghê - Chủ tịch và Tổng Giám đốc của Futa Auto.
Dự kiến, Kim Long Mootors sẽ nhập khẩu nguyên chiếc các xe thuộc thương hiệu KG Mobility và bán chính thức tại Việt Nam từ năm 2024. Các mẫu xe đầu tiên sẽ được bán tại Việt Nam gồm: Tivoli, Korando và Torres.
Bước sang năm 2025, hãng tiếp tục bổ sung các mẫu xe khác như: Rexton, Rexton Sports và Rexton Sports Kahn. Bên cạnh đó, Kim Long Motors cũng đang xây dựng một nhà máy để lắp ráp ô tô KG Mobility tại Thừa Thiên Huế.
Nếu được phân phối tại thị trường Việt Nam, mẫu xe Tivoli sẽ nằm ở phân khúc B-SUV cạnh tranh với Hyundai Creta, KIA Seltos, Honda HR-V. Còn Korando và Torres được xếp vào phân khúc SUV cỡ C, đối đầu cùng Mazda CX-5, KIA Sportage, Hyundai Tucson và Honda CR-V. Cuối cùng là Rexton sẽ tập trung ở phân khúc SUV chỗ 7 chỗ và đối đầu với các đối thủ đồng hương như Hyundai Santa Fe hay KIA Sorento.
SsangYong – Hãng xe có quy mô lớn thứ 3 tại Hàn Quốc nhưng rồi cũng phá sản
SsangYong, đây là hãng xe có quy mô lớn thứ 3 tại đất nước này. Trụ sở chính được đặt tại thành phố Pyeongtaek, tỉnh Gyeonggi. Chủ tịch kiêm CEO đương nhiệm của SsangYong hiện nay là các ông Yea Byung-tae, Lee Yoo-il (quốc tịch Hàn Quốc) và Pawan Kumar Goenka (quốc tịch Ấn Độ).
Được thành lập vào ngày 4/3/954 với tên gọi ban đầu là công ty cổ phần ô tô Hadong-hwan, sau đó đổi tên thành công ty ô tô Dong-A vào năm 1977. Năm 1998, công ty lại đổi thành tên gọi như hiện nay.
Trong tiếng Hàn, "SsangYong" có nghĩa là "Song Long" - tức 'Hai con rồng'. Cuối năm 2004, SAIC đã mua lại 49% cổ phần của SsangYong, con số này sau đó tiếp tục tăng lên mức 51%.
Tuy nhiên, ngày 9/1/2009, hãng xe có quy mô nhỏ nhất Hàn Quốc nộp đơn xin được bảo hộ phá sản lên Tòa án Tối cao nhằm bảo vệ tài sản khỏi các chủ nợ, sau khi tình hình kinh doanh xuống dốc, chịu tác động nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đồng thời, tổ chức mẹ SAIC cũng quyết định không rót thêm tiền.
Từ tháng 5 đến tháng 7/2009, để phản đối kế hoạch cắt giảm 30% nhân sự từ phía ban lãnh đạo công ty. Các công nhân và kỹ sư đã tổ chức đình công quy mô lớn, họ tiến hành chiếm giữ nhà máy sản xuất chính đặt tại thành phố Pyeongtaek của SsangYong trong vòng 77 ngày.
Ngày 8/12/2009, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã ra phán quyết cuối cùng về kế hoạch giải cứu SsangYong, theo đó SAIC sẽ bị buộc phải cắt giảm số giá trị cổ phần mà họ hiện sở hữu của SsangYong từ 51% xuống còn 11.2%. Đồng thời, SsangYong phải chịu trách nhiệm hoàn trả dần khoản nợ trên 1 tỷ USD của mình trong vòng 10 năm tới.
Tháng 8 năm 2010, đại diện của SsangYong Motors chính thức ra tuyên bố, rằng tập đoàn Mahindra & Mahindra đến từ Ấn Độ là nhà thầu được ưu tiên lựa chọn để mua lại 51% cổ phần của công ty này. Biên bản ghi nhớ đã được hai phía ký kết vào ngày 26/08/2010. Các thủ tục mua lại được hoàn thành sau đó, vào tháng 3 năm 2011.
SsangYong tiếp tục nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Hãng không thể trả nổi khoản vay 54,4 triệu USD và đã nộp đơn lên Tòa án Tối cao vào ngày 21 tháng 12 năm 2020.
Vào tháng 8 năm ngoái, Tòa án Phá sản Seoul đã phê duyệt kế hoạch thanh toán nợ của SsangYong Motor sau khi tòa chọn tập đoàn thép KG Group là doanh nghiệp sẽ mua lại toàn bộ nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc. Đây có thể coi là sự trở lại của thương hiệu SsangYong dưới tên gọi mới nếu KG Mobility gia nhập thị trường ô tô Việt Nam.
Trước đó SsangYong được người tiêu dùng Việt Nam biết đến từ đầu những năm 2000 với các sản phẩm SUV như Musso, Korando, Rexton thông qua các đơn vị nhập khẩu tư nhân.
Tuy nhiên, vào năm 2016, hãng xe này mới chính thức bán tại Việt Nam thông qua nhà phân phối SsangYong AutoK Việt Nam với những sản phẩm như Tivoli, Korando, Rexton và Turismo.
Đến năm 2017, đến lượt Daehan Motors được chỉ định là nhà phân phối độc quyền thương hiệu xe SsangYong tại Việt Nam nhưng đến năm 2018 thì thương hiệu SsangYong âm thầm rút khỏi thị trường.
Lý do rút lui là đơn vị phân phối không đáp ứng được các quy định của Nghị định 116/2017/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
(Nguồn: https://cafeauto.vn/su-kien/them-mot-hang-xe-o-to-han-quoc-lap-rap-tai-viet-nam-sau-hyundai-va-kia-34995.html )
tin liên quan
Suzuki Swift ra mắt phiên bản giá rẻ, chỉ từ 397 triệu đồng
Doanh số tiêu thụ sedan hạng C tại Việt Nam trong tháng 2.2023 có sự gia tăng nhưng không đáng kể
Chi tiết về chiếc xe Ford Ranger 2023 thiết kế mới
Cách xử lý trần xe ô tô bọc nỉ bị dính vết bẩn
Mitsubishi Xpander và Toyota Veloz chiếm 62% thị phần MPV
Mẫu xe SUV liệu có sợ bị lỗi thời ?
Giá xe Hyundai Accent mới nhất tháng 3 năm 2023 tại Việt Nam
Hyundai i10 sắp ra mắt bản nâng cấp
Các hãng xe ô tô sản xuất cầm chừng
xe mới về
-
Hyundai SantaFe 2.4L 4WD 2016
658 Triệu
-
Ford Ranger XLS 2.2L 4x2 AT 2019
538 Triệu
-
Ford Focus Trend 1.5L 2019
445 Triệu
-
Hyundai SantaFe 2.4L HTRAC 2019
815 Triệu
-
Toyota Vios E CVT 2022
475 Triệu